Wednesday, October 29, 2014

Có thể làm gì với pin Laptop "hỏng" ?

QUAY LẠI TRANG MỤC LỤC
Thường thì khi chúng ta có 1 cục pin laptop cũ hỏng chúng ta sẽ nghĩ là "Thôi vứt nó đi chứ còn gì nữa !" Nhưng sau đây mình sẽ tổng hợp lại 1 số ứng dụng có thể làm và mình đã thử nghiệm với 1 cục pin laptop đã "hỏng". Và mình chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy ta có thể làm rất nhiều thứ thú vị với chiếc pin đó. Bắt đầu thôi.

Khi có trong tay 1 cục pin laptop hỏng, chúng ta có gì ?

Trong 1 cục pin laptop sẽ có 6 - 9 hay là 4 cell pin 18650 và 1 mạch điều khiển sạc pin. Thông thường với 1 cục pin laptop đã "hỏng" thì dung lượng 1 cell pin sẽ còn khoảng 1/2 hoặc thấp hơn, với 1 hệ thống như laptop đương nhiên sẽ ko duy trì được lâu, tuy nhiên với 1 cell có dung lượng 2600mA thì khi bị "hỏng" ta sẽ có 1 cell với dung lượng ~1300mAh. Có thể hiểu đơn giản là bạn có 1 nguồn điện khi sạc đầy sẽ có thể cung cấp 1 điện áp khoảng 4.2V với dòng duy trì khoảng 1.3A trong vòng 1h ! Quá tuyệt vời luôn.
Ngoài ra cái mạch sạc của pin cũng có những thứ thú vị, như con điện trở chính xác hoặc con cảm biến đo nhiệt độ pin ... Các bạn học điện tử sẽ thích cái này.

Với cell pin như trên ta có thể làm được gì ?
1. Đèn chiếu sáng khi mất điện. (Bài viết chi tiết)
Ứng dụng đầu tiên ta có thể nghĩ đến là làm được 1 đèn chiếu sáng trong lúc mất điện. Các bạn tham khảo cách làm LED ở đây. Nếu ta chọn LED siêu sáng thông thường thì ta cần chú ý tính toán dòng qua LED bằng công thức I = U/R , với U ~ 4.2V, I ~ 20mA ta sẽ chọn được trở hợp lý.
Với LED công suất, thì như bài trước mình chú ý cần sử dụng thêm nguồn xung để điều khiển điện áp đầu ra, từ đó có thể chọn được điện áp đầu ra hợp lý để LED không quá nóng nhưng vẫn cho được cường độ ánh sáng mong muốn.
Có bạn sẽ thắc mắc tại sao lại dùng nguồn xung mà không phải dùng trở với LED công suất ? Chúng ta lưu ý rằng nếu sử dụng điện trở thì chúng ta có cách tính toán suất tỏa nhiệt trên trở là W =Rx I^2 chắc chắn chúng ta sẽ bị thất thoát năng lượng qua sự tỏa nhiệt.
Ngoài ra ta chú ý như sau: VD mình sử dụng LED 3W thì dòng tối đa qua LED này rơi vào khoảng 900mA với điện áp khoảng 3.2V. Nếu chạy ở điều kiện này thì LED sẽ cực kì nóng và phải có hệ thống tản nhiệt tốt ! Chẳng ai muốn vậy cả, quá tốn điện. Mình đã thử nghiệm và để chạy ở dòng khoảng 170-230mA, điện áp khoảng 3V, LED chỉ vừa ấm khoảng 30-40 độ và vẫn thoải mái sáng !

Tiếp đến cái chúng ta quan tâm là nó sẽ dùng được bao lâu ? Ta có công thức tính như sau:
Giả sử lấy dung lượng pin là 1300mAh, dòng điện tiêu thụ khoảng 230mA, hiệu suất của nguồn xung lấy khoảng 80% ta có phép tính t = (1300/230)*0.8 = 4.52h. Vậy ta có thời gian chiếu sáng khoảng 4.5h, quá tốt từ 1 vật tưởng như không còn giá trị. Quá tuyệt luôn !

2. "Tái chế" vợt muỗi. (Bài viết chi tiết)
Nghe có vẻ buồn cười nhưng mình đã từng thử, với những vợt muỗi hiện tại thì chỉ dùng được khoảng 1 tháng là pin bị hỏng (mất khoảng 100k), nguyên nhân là do mạch sạc pin và pin của vợt muỗi bị hỏng. Các bạn chỉ còn nước vứt đi ? Đừng làm vậy, 1 cell pin laptop của chúng ta hoàn toàn có thể thay thế được pin của vợt muỗi. Đơn giản là tháo vợt muỗi ra, thay pin vào ! Hehe thế là có 1 cái vợt muỗi dùng vài tháng vẫn chạy ngon lành.

Ngoài ra có thể sử dụng pin vào rất nhiều việc như làm robot, quạt hay là bất cứ cái gì cần đến điện mà ta có thể thay thế được.

Khi hết pin ta phải làm như thế nào ?
Ta sẽ kiếm 1 mạch sạc pin Li-ion thông qua cổng USB để sạc được pin này, mạch có chế độ điều khiển dòng sạc để đảm bảo an toàn cho pin, rất yên tâm sử dụng. Các bạn có thể tham khảo tại đây.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

No comments:

Post a Comment